Home Bạn đọc viết 10 năm nữa, ngành logistics Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới?

10 năm nữa, ngành logistics Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới?

by admin

ông David L. Yokeum, Chủ tịch Hiệp hội Logistics WCA Family of Logistic Networks (WCA) về cơ hội đầu tư và triển vọng phát triển của ngành logistics Việt Nam. 

WCA là hiệp hội các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển lớn nhất và uy tín nhất trên toàn thế giới, với hơn 3.600 văn phòng thành viên đặt tại 173 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, WCA có 75 thành viên, gồm T&M, Vinatrans, Vinalink… tại Hà Nội và TP.HCM.

Là hội nghị thường niên lần thứ 13 của WCA và lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, hội nghị lần này thu hút sự tham gia của 1.600 doanh nghiệp (DN) logistics là thành viên của WCA, đến từ 145 nước, trong đó có 66 DN Việt Nam. Dự kiến, trong khuôn khổ hội nghị có khoảng 20.000 cuộc trao đổi trực tiếp giữa các DN logistics thành viên của WCA và nhiều hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD sẽ được ký kết.

Theo bảng xếp hạng hoạt động của ngành logistics trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2010, Việt Nam xếp thứ 53 trên tổng số 155 nền kinh tế. Nhiều DN nước ngoài tham gia hội nghị đã đến Việt Nam trước một tuần để gặp gỡ, tìm hiểu các đối tác Việt Nam và nhận thấy có nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư.

Hiện mới có 1-2 DN logistics nước ngoài tham gia hội nghị muốn mở cơ sở tại Việt Nam. Còn phần lớn muốn hợp tác và mở rộng quan hệ với những đối tác địa phương vốn rất am hiểu thị trường Việt Nam.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, các DN kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam phần lớn là các DN nhỏ và vừa. Chỉ có một vài DN nhà nước  như Vietrans, Viconship, Vinatrans… là tương đối lớn, nhưng năng lực vẫn chưa đủ mạnh để tham gia vào hoạt động logistics toàn cầu. Hiện các DN logistics Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu thị trường logistics trong nước.

Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam so với một số nước khác là tương đối rẻ, nhưng chất lượng chưa cao. DN logistics của Việt Nam vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, nên thời gian giao hàng chưa chính xác, chứng từ hóa đơn giao nhận còn có sai sót… Thêm vào đó, khả năng marketing kém, nguồn nhân lực đào tạo không chuyên, cơ sở hạ tầng từ đường sắt cho đến đường bộ còn yếu là nguyên nhân khiến DN nội địa chỉ có thể làm đại lý phân phối cho các hãng nước ngoài. Ngoài ra, trong khi các DN nước ngoài như TNT, DHL, Maersk Logistics… đầu tư số vốn khổng lồ thì DN Việt mới chỉ làm thầu phụ, triển khai từng công đoạn, mà không đủ khả năng thực hiện cả chuỗi vận tải.

Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn lĩnh vực dịch vụ, đến lúc đó các DN có vốn nước ngoài sẽ được cung cấp 100% dịch vụ logistics tại Việt Nam. Nếu các DN Việt Nam không đầu tư tạo dựng thương hiệu cho mình, thì sẽ bị các DN nước ngoài lấn át ngay trên sân nhà. Khi tham gia WCA, các DN logistics Việt Nam sẽ được chứng nhận là có đủ các tiêu chuẩn về tài chính, hệ thống vận tải, kho bãi… để tham gia thị trường logistics quốc tế.

Hiện tại, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của DN Việt Nam vẫn còn kém xa so với trình độ quốc tế. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website, thì phần lớn website của DN Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, song thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng rất cần như công cụ Track & Trace (theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu), theo dõi chứng từ… Đây là những yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình. Với kinh nghiệm của mình, WCA sẽ hướng dẫn DN logistics Việt Nam các giải pháp đầu tư tổng thể và chi tiết, có định hướng dài hạn.

10 năm nữa, ngành logistics Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới

 

ông Michel Khaou – GĐ điều hành Agility Indochina về tiềm năng phát triển kho vận tại Việt Nam nhân sự kiện công ty Agility mở văn phòng tại Hà Nội.

Theo ông Michel Khaou, do giá nhân công tại Trung Quốc mỗi năm tăng từ 15% – 20% nên các công ty kho vận đang có xu hướng đầu tư sâu vào nội địa và đầu tư sang các nước Đông Nam Á, Đông Dương để hưởng các lợi thế về nhân công giá rẻ và đem công nghệ phát triển đến các nước đang phát triển.

Chúng tôi nhận thấy rằng khoảng 10 năm nữa kinh tế các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Hơn thế nữa, các công ty lớn như Nike, Intel, Nokia, Samsung…đã và đang đầu tư nhà máy tại Việt Nam là cơ hội để cho ngành kho vận phát triển. Mặt khác cũng như Trung Quốc, Việt Nam cũng là nước có gần 90 triệu dân và có tốc độ phát triể nhanh. Đây sẽ là thị trường lớn để cho các công ty kho vận có thể khai thác và phục vụ khách hàng. Ngoài ra, Việt Nam có bờ biên giới dài có thể phát triển vận chuyển xuyên biên giới, đường bờ biển dài có thể phát triển vận chuyển đường biển và một ngành hàng không cũng đang phát triển không ngừng. Đây là những yếu tố để Việt Nam có thể phát huy thế mạnh của mình trong ngành logistics.

Đúng vậy, Việt Nam cũng như các nước Đông Dương chưa có sự đầu tư đáng kể cho ngành này như: chưa đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cả nước chỉ có có đường quốc lộ 1 là hoạt động có hiệu quả, điều này ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng của sản phẩm được vận chuyển từ biên giới, cảng biển. Mặt hạn chế nữa là chưa đầu tư mạnh cho các cảng biển để phục vụ tốt cho vận tải đường biển.

Một điều quan trọng nữa đó là các thủ tục hải quan còn chưa nhanh chóng. Các công ty kho vận tại Việt Nam chưa đạt những tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư cho phương tiện vận chuyển, kho bãi chưa được chú trọng, đặc biệt là thiếu và yếu về nhân sự quản lý trong ngành logistics.

Về mặt ngắn hạn, cần quốc tế hóa các công ty kho vận vì khi Việt Nam gia nhập WTO thì phải theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa có như vậy Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài; Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn trong ngành này. Các công ty Việt Nam chưa có các nhân sự giám sát các chuyến đi, chặng đường vận chuyển để có thể rút ra nhận xét, kinh nghiệm làm sao rút ngắn được đường đi, giảm chi phí tối đa nhằm có lợi cho khách hàng.

Về dài hạn, Việt Nam cần đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng, cầu đường, bến bãi, kho bãi, các cảng hàng không tại Hà Nội và TPHCM. Cần đẩy mạnh phát triển hải quan điện tử, nhất là hải quan đường bộ, vì trong nhưng năm tới vận tải xuyên biên giới sẽ phát triển mạnh.

Mở rộng văn phòng sẽ giúp nhân viên công ty hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong dịch vụ trọn gói về giao nhận và kho vận. Tại văn phòng Vũng Tàu, khách hàng sẽ được tiếp cận với các dịch vụ công nghệ cao và các hoạt động dầu mỏ khí đốt. Agility sẽ hỗ trợ hậu cần cho ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam thông qua quản lý đường thương mại, hải quan, điều lệ giải phóng mặt bằng, quản lý vật liệu, quản lý giàn khoan và các giải pháp liên quan đến chuỗi cung ứng.

Còn tại Hà Nội, cho phép Agility cung cấp nhiều các dịch vụ như giao nhận bằng đường hàng không, dịch vụ quá cảnh, dịch vụ trọn gói, vận chuyển qua biên giới để hỗ trợ cho ngành công nghệ cao, bán lẻ và may mặc. Ngoài ra Agility cũng giúp chính phủ Việt Nam trong việc rút ngắn các thủ tục hải quan, đào tạo nhân sự và tư vấn cho việc vận chuyển dầu khí…Và chúng tôi cũng mong muốn có thể cùng Việt Nam phát triển ngành logistics cũng như sự phát triển vận tải xuyên suốt Việt Nam.

 

Theo DĐDN , Baodautu.vn  

Related Articles

Leave a Comment