Từ TPHCM, đi khoảng 70 cây số, đi ngang thành phố Mỹ Tho qua cầu Rạch Miễu, du khách sẽ vào địa phận tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến Tre được hình thành từ 3 cù lao (Minh, Bảo và An Hóa). Cù lao Bảo là một trong số ba cù lao lớn.’
1. Giới thiệu Cù Lao Bảo
Cù lao Bảo là một trong số ba cù lao lớn ở tỉnh Bến Tre. Năm 1900, tỉnh Bến Tre được hình thành gồm 2 cù lao Minh và cù lao Bảo. Đến năm 1948, cù lao An Hóa tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, vào tỉnh Bến Tre. Cù lao Bảo lớn nhất, gồm một phần huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri và thành phố Bến Tre. Giữa cù lao Bảo và cù lao An Hóa là dòng sông Ba Lai uốn lượn lững lờ, đôi bờ lá xanh mướt. Cù lao Bảo cách Cù lao Minh bởi con sông Hàm Luông kéo dài ra tận biển Đông.
2. Địa điểm du lịch ở Cù Lao Bảo
2.1 Hồ Chung Thủy
Đến trung tâm thành phố Bến Tre, khách du lịch dạo chơi quanh hồ Chung Thủy để cảm nhận được sự yên bình của thành phố trẻ bên bờ Trúc Giang lãng mạn. Hồ Chung Thủy rộng chừng 2 héc ta, nước trong xanh biêng biếc. Dọc xung quanh hồ là những hàng me, hàng phượng cổ thụ và một ngôi trường nổi tiếng có từ khá lâu đời – trường trung học Nguyễn Đình Chiểu.
2.2 Đình Phú Tự
Đình Phú Tự xây dựng trên gò đất xưa được gọi là gò Xoài. Thời Minh Mạng, khi dân chúng chọn nơi này dựng đình, đã thấy có cây bạch mai cao lớn rồi. Cây này sinh sôi, nảy nở mọc thành bụi dày với khoảng 50 thân lớn nhỏ, cao từ 5m đến 7m, trong đó có 16 thân lớn, đường kính từ 20 đến 30cm. Các nhánh lớn vươn mình trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7-8m, tỏa thành tán rộng chiếm diện tích khoảng 250 mét vuông. Hằng năm, vào dịp tết Nguyên Đán, cây mai cổ thụ nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng.
2.3 Khu di tích bà Nguyễn Thị Định
Xuôi theo tỉnh lộ 26 xuyên giữa lòng cù lao Bảo, du khách ghé thăm khu di tích bà Nguyễn Thị Định (1920-1992) tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà Định là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc đồng khởi lịch sử năm 1960 tại huyện Mỏ Cày; năm 1965 bà nhận chức Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam và trở thành phụ nữ Việt Nam đầu tiên mang quân hàm thiếu tướng (1974); từ 1987 đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
2.4 Lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Về Ba Tri, huyện cuối cùng của dải đất cù lao Bảo, mọi người đặt chân đến lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), nhà thơ yêu nước, tác giả truyện thơ Lục Vân Tiên. Đây là một công trình kiến trúc có quy mô tráng lệ, tọa lạc trên diện tích hơn 1,5 héc ta.
2.5 Cây bạch mai trên 300 tuổi
Khách du lịch không nên bỏ lỡ dịp ngắm nhìn cây bạch mai trên 300 tuổi ở đình làng Phú Tự, xã Phú Hưng, cách thành phố Bến Tre khoảng 3 cây số.
3. Các hoạt động thú vị trên đảo
Buổi sớm tinh mơ hoặc khi hoàng hôn buông xuống, khách du lịch có thể đi bộ, hưởng thụ không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót
4. Các món ngon phải thử khi đến Cù Lao Bảo
4.1 Cơm Dừa Bến Tre
Cơm dừa là một trong những món ngon tuyệt hảo vang danh nhất Bến Tre. Để nấu được một phần cơm dừa thơm ngon, đúng vị tốn rất nhiều công sức và thời gian. Từ bước chuẩn bị, người nấu cần phải vo gạo với nước dừa cho ngấm, rồi dùng nước dừa để nấu trực tiếp trong trái dừa. Cơm dừa khi chín có mùi dừa thơm phức, ăn cùng các món mặn như tép rang, thịt kho rất hao cơm đó nha.
4.2 Đuông Dừa
Đuông dừa là món nhậu khoái khẩu của người miền Tây. Món ăn có nguồn gốc từ Bến Tre – nổi tiếng với những vườn dừa rộng thênh thang. Những con đuông dừa được tìm thấy trong cổ hũ của cây dừa, được người dân nhặt về và khéo léo chế biến ra nhiều món chiên, nướng hay thậm chí là… ăn sống. Đặc sản Bến Tre này tuy độc đáo nhưng với những bạn không quen ăn các loại ấu trùng thì đừng thử nhé!
4.3 Bánh Canh Bột Xắt
Dường như nhiều người vẫn chưa tưởng tượng được bánh canh bột xắt là gì từ tên gọi của nó. Đây thực chất là món bánh canh vịt chấm nước mắm gừng. Đặc điểm nước lèo trắng đục từ bột gạo tạo nên là nét riêng của bánh canh bột xắt. Ở Bến Tre, người địa phương thường ăn cùng bánh canh với chén huyết nếp béo ngậy khá ngon.
4.4 Bánh Tráng Mỹ Lồng
Bánh tráng Mỹ Lồng được nhiều người mua làm quà đặc sản Bến Tre. Không giống như những loại bánh tráng thông thường khác, bánh tráng Mỹ Lồng thơm giòn, lúc nướng chín có màu vàng ươm bắt mắt, và có vị béo của dừa. Bánh tráng Mỹ Lồng thưởng thức kèm với gỏi cũng rất ngon.
4.5 Canh Chua Cá Linh Bông So Đũa
Canh chua cá linh bông so đũa là món ngon nổi tiếng tại xứ dừa Bến Tre. Với nguyên liệu để chế biến món canh chua cá linh bông so đũa rất dễ, chỉ cần cá linh và bông so đũa, hành ngò, gia vị nhưng đã mang đến một món ăn hấp dẫn, thơm ngon khiến cho bất kỳ ai khi được thưởng thức sẽ khó quên hương vị đặc trưng này.
5. Đặc sản mua về làm quà khi du lịch Cù Lao Bảo
5.1 Rượu Phú Lễ của Ba Tri
Người Phú Lễ làm rượu chăm chút đến từng hạt nếp, viên men, từng động tác chưng cất..
Chọn nếp là bước mấu chốt đầu tiên, thường là loại nếp lâu ngày của địa phương. Nếp được nấu thành cơm, để nguội ( hơi ấm tay ) thì rắc hồ men ( đã dằm nhuyễn ) vào, đánh đều rồi mang vào xô sạch để ủ. Chờ ba ngày cho cơm nếp và men đã thấm nhuần, hòa quyện vào nhau cho hương nồng đặc trưng thì cho nước vào theo tỉ lệ thích hợp và ủ tiếp. Đến khi ủ đủ bảy ngày đêm là lúc cơm rượu đã đạt độ chín, sẽ đem đi kháp rượu.Lúc kháp, muốn rượu ngon phải để lửa liu riu đều tay. Lửa cao quá hoặc thấp quá cũng làm rượu không ngon, có khi còn “thất” rượu.
5.2 Bánh Tráng Mỹ Lồng
Bánh Tráng mỹ lồng ( huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ) thật sự thì trước đó để chỉ một chợ nhỏ buôn bán các đặc sản dân bản địa, mà vang danh nhất là món bánh tráng bắt mắt được nhiều khách hàng ưa chuộng. Từ đó mỗi khi ai đó đề cập bánh tráng là mọi người nhớ ngay đến chợ mỹ lồng, và nhãn hàng bánh tráng mỹ lồng trở thành nức danh khắp vùng bến tre, các địa phương miền tây rồi toàn quốc là bởi đó.
Có cơ hội về với cù lao Bảo của Bến Tre, du khách sẽ cảm thấy yêu mến hơn vùng đất được mệnh danh là “Ba đảo dừa xanh”, bốn bề sông nước bao la, bát ngát