Home Kinh tế biển ĐBSCL sẽ trở thành trung tâm năng lượng, du lịch

ĐBSCL sẽ trở thành trung tâm năng lượng, du lịch

by admin

Không chỉ là vùng sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả quan trọng của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long – (ĐBSCL) gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh Cà Mau, An Giang và Kiên Giang – sẽ được phát triển thành trung tâm năng lượng, khai thác khí và du lịch lớn của cả nước.

Đây là một trong những nội dung chính về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo quy hoạch, vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL sẽ bao gồm 3 khu sản xuất điện gồm Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương tại tỉnh Kiên Giang. Vùng này sẽ tiếp tục khai thác các mỏ khí hiện có, nghiên cứu triển khai xây dựng Nhà máy lọc dầu công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm tại thành phố Cần Thơ; xây dựng nhà máy lọc dầu tại Năm Căn,…

Đây cũng là trung tâm dịch vụ, du lịch lớn của cả nước, trong đó có khu du lịch quốc gia Năm Căn và đặc biệt Phú Quốc – đảo được xác định sẽ trở thành trung tâm giao thương quốc tế, khu du lịch quốc gia với sản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả khu vực Nam bộ và hạ lưu sông Mê Kông.

Quy hoạch cũng chỉ rõ khu vực này sẽ trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước.

Về định hướng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL sẽ duy trì diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 khoảng 772,2 nghìn héc ta và diện tích cây ăn quả khoảng 68 nghìn ha… Diện tích nuôi thủy sản nước lợ toàn vùng là 338,5 nghìn ha năm 2015 và 345 nghìn ha vào năm 2020.

Về phát triển giao thông đường bộ, quy hoạch cũng đề cập đến kế hoạch hoàn chỉnh tuyến cao tốc đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ; hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ – Năm Căn; phát triển đường ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh từ Vàm Cống (An Giang) đến Đất Mũi (Cà Mau), quốc lộ 80 từ Cần Thơ đến Hà Tiên (Kiên Giang)…

Ngoài ra, quy hoạch cũng đề ra kế hoạch hoàn thành đầu tư dự án luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố; xây dựng hệ thống vận tải và hậu cần đa phương tiện (logistics) tại khu vực cảng Cái Cui…

Theo quy hoạch, tốc độ tăng trưởng GDP của vùng ĐBSCL sẽ vào khoảng 11%/năm cho giai đoạn 2011- 2015 và 10,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.470 đô la Mỹ năm 2015, năm 2020 khoảng 4.400 đô la Mỹ.

ĐBSCL có mục tiêu xuất khẩu 2,55 tỷ USD tôm

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ  USD, tăng 50 triệu USD so với năm 2013.

Ảnh minh họa

 

 

 

 

Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh ĐBSCL đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha mặt nước nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Vùng nuôi trọng điểm là các tỉnh ven biển, gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh với diện tích 478.000 ha. Các tỉnh này phấn đấu đạt sản lượng 381.000 tấn, trong đó tôm sú đạt khoảng 300.000 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 78.000 tấn.

Riêng tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang cho nông dân vay thêm trên 500 tỷ đồng vốn cải tạo ao, vuông trôm, mua con giống, thức ăn thủy sản. TP. Cần Thơ, tỉnh Bến Tre, Hậu Giang đã đưa thêm 65 trại giống tôm càng xanh vào sản xuất, cung ứng thêm từ 800-900 triệu con giống cho người nuôi.

Nhằm hạn chế tình trạng tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt, các tỉnh củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát chất thải. Các tỉnh phổ biến rộng rãi đến người nuôi biện pháp không sử dụng hóa chất cấm diệt cá tạp hoặc chất có nguồn gốc là thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường nước. Đồng thời, các địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm nuôi thủy sản tại địa phương.

Năm 2013, ĐBSCL đã đưa trên 588.000 ha mặt nước vào nuôi tôm. Sản lượng toàn vùng đạt gần 380.000 tấn, chiếm 92% diện tích và 79,8% sản lượng tôm nuôi cả nước, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Riêng 2 tháng đầu năm nay, toàn vùng xuất khẩu tôm đạt giá trị 433 triệu USD.

 Theo TBKTSG, Chinhphu.vn

 

 

Related Articles

Leave a Comment