Trở lại ý tưởng Di chúc của Lênin
THANH TRA VÀ KIỂM TRA
Đối với cách mạng Việt Nam, Tư tưởng của Lênin đã mở ra những chân trời mới, soi đường cho nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH . Trong hành trình tìm đường cứu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vô cùng cảm động và hạnh phúc khi đọc tác phẩm “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin” . Người nói : “ Chủ nghĩa Lê nin đối với chúng ta; những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS”.
Ngày nay đất nước ta đang đi trên con đường hội nhập, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Song chúng ta gặp không ít những khó khăn trở ngại , nhiều thách thức cam go mà Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong Đảng.
“ Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý , kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ , cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kén cựa, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc… ( Trích NQ TW4. Khoá XI )
Nguyên nhân chính của những căn bệnh trên, phải chăng đó là sự buông lỏng, thực hiện 1 cách sai lệch về thể chế, nguyên tác tập trung dân chủ trong Đảng. Lênin là người sáng lập và bảo vệ thể chế tập trung dân chủ . Về cuối đời, trước lúc đi xa, điều mà ông trăn trở nhất, bận tâm nhất là Đảng cần có được một cơ chế tổ chức hữu hiệu để nâng cao chất lượng của bộ máy lãnh đạo và quản lý tối cao, đầu não của công cuộc xây dựng chế độ mới. Để nhằm đạt yêu cầu đó, Lênin coi việc cải tổ, hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra là khâu trọng yếu hàng đầu . Do sức khoẻ của Lênin không thể dự Đại hội XII của ĐCS Nga . Ông nói và được ghi lại hai bài quan trọng cốt tử cuối cùng gửi tới Đại hội.
“ Chúng ta phải cải tổ bộ dân uỷ Thanh tra công nông như thế nào? ” và bài “ Thà ít mà tốt” ( Bài này phát triển, bổ sung cho bài trên ).
Hai bài trên của Lênin như một bản di chúc chính trị, đã được đăng trên báo sự thật Nga. Ngày 25 tháng giêng năm 1923 . Nhà xuất bản sự thật Hà Nội xuất bản Lênin tuyển tập quyển II, Phần II năm 1959.
Qua hai bài viết quan trọng của Lênin ta có thể lĩnh hội được một phần ý tưởng của ông về công tác Thanh tra kiểm tra trọng yếu của Đảng như sau :
1) Công tác thanh tra theo bộ máy nhà nước không tách rời mà gắn bó một cách hữu cơ, khăng khít với công tác kiểm tra Đảng ( cả về mặt tổ chức và hoạt động cụ thể ).
2) Đối tượng thanh tra kiểm tra là kiểm tra và thanh tra cấp trên và cấp dưới. Nhưng trong bản đề án này Lênin đặc biệt nói nhiều, kỹ và cụ thể rành rõ về việc thực hiện thanh tra kiểm tra đối với cơ quan lãnh đạo tối cao. Lênin phân tích hai điều lợi của thể thức và cơ chế trên :
– Một là : nó giúp cho BCH TW cũng như cho Ban KT TW nắm được tình hình hết sức tường tận.
– Hai là : “ nội bộ Ban chấp hành TW; ảnh hưởng của những nhân tố thuần tuý cá nhân và ngẫu nhiên sẽ giảm bớt đi, điều này sẽ đưa đến kết quả là cũng giảm bớt được nguy cơ chia rẽ ( Sách dẫn trang 681 )
3) Lênin tiên liệu việc thanh tra kiểm tra đối với Ban lãnh đạo tối cao là một điều không dễ thực hiện nên người đã căn dặn rạch ròi : “ Ban chấp hành TW chúng ta đã trở thành một cơ quan tập trung rất chặt chẽ và có một uy tín to lớn . Nhưng công tác của cơ quan ấy lại không được đặt vào những điều kiện tương xứng với uy tín đó.
Cuộc cải cách mà tôi đề nghị ở đây sẽ bổ cứu cho tình hình ấy và những UV ban KTTW có nhiệm vụ tham dự, với số lượng nhất định vào mỗi phiên họp của Bộ chính trị, sẽ phài là một nhóm cố kết; nó “ không được vị nể cá nhân” sẽ phải giữ gìn không để cho bất cứ một thế lực nào có thể làm ngăn cản không cho mình điều tra, kiểm tra các hồ sơ và nói chung nó đòi hỏi phải có sự minh bạch tuyệt đối và một sự chính xác hoàn toàn trong mọi công việc.
4) Do nhiệm vụ quan trọng, hết sức nặng nề khó khăn Lênin đòi hỏi ở người Uỷ viên Ban Kiểm tra TW ngoài sự trung thành và phẩm chất chính trị cao cả sự thông hiểu những nguyên tắc tổ chức khoa học về lao động nói chung và nhất là công tác quản lý. Những người được tuyển lựa “ sẽ phải trải qua , với tư cách là Đảng viên và được kiểm tra chọn lựa một cách kỹ càng, các đồng chí ấy sẽ có một quyền hạn của chức vụ ấy.
Đáng tiếc, sự ngự trị trong một thời gian dài của Chủ nghĩa tập trung quan liêu và chủ nghĩa sùng bái cá nhân sau khi Lênin mất ở Liên Xô, khiến những ý tưởng trên của Lênin không đi vào hiện thực. Điều đáng nói lúc này là : Chính Lênin là người xác lập và bảo vệ thể chế, tập trung dân chủ ; nhưng qua di chúc trên, ta thấy cách người bảo vệ thể chế đó . Chính lại bằng một cơ chế khiến thể chế “ Tập trung dân chủ” không có điều kiện trượt sang chiều hướng của sự “ tập trung quyền lực” của “ Sự tập trung quan liêu” . Và đúng là bài học mà ta đang suy nghĩ.trước việc triển khai thực hiện NQ TW4 và các NQ tiếp theo của Đảng, với tinh thần quyết tâm cao, mạnh mẽ và quyết liệt .
Nguyễn Văn Độ
UV BCH Hội Biển TP HCM