Home Đời sống Lễ khai ấn đền Trần 2012: Chỉ phát 9 ấn theo đúng nghi thức truyền thống

Lễ khai ấn đền Trần 2012: Chỉ phát 9 ấn theo đúng nghi thức truyền thống

by admin

Sẽ không có ngoại lệ trong việc phát ấn đền Trần vào giờ Tý ngày 14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn. Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Đồng, Phó Ban quản lý Di tích đền Trần (Nam Định) khi trao đổi với chúng tôi vào ngày 16/1.

Lễ khai ấn đền Trần 2012: Chỉ phát 9 ấn theo đúng nghi thức truyền thống

Sẽ không có ngoại lệ trong việc phát ấn đền Trần vào giờ Tý ngày 14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn. Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Đồng, Phó Ban quản lý Di tích đền Trần (Nam Định) khi trao đổi với chúng tôi vào ngày 16/1.
Lễ hội đền Trần năm 2012 sẽ được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng. Theo chỉ đạo của Bộ VH, TT&DL và UBND tỉnh Nam Định, lễ khai ấn đền Trần năm nay sẽ tiến hành theo nghi thức truyền thống. Tức là vào giờ Tý ngày 14 tháng Giêng sẽ chỉ khai ấn 11 chiếc, để sau khi làm lễ khai ấn xong, BTC lễ sẽ giao cho nhà đền chuyển 9 chiếc ấn về 9 đền có liên quan đến di tích đền Trần ở địa bàn phường Lộc Vượng, TP Nam Định: Đền Thiên Trường nơi thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, đền Trùng Hoa thờ 14 vị vua Trần cùng các quan văn, võ, chùa Phổ Minh, đình Huyền Đàn, đình Tức Mạc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường và 2 chiếc còn lại đặt vào hòm để lưu. Cũng theo chỉ đạo của Bộ VH, TT&DL, chất liệu ấn năm nay chỉ có một loại bằng giấy, không có ấn vải.

Từ năm 2012, ấn đền Trần chỉ mang ý nghĩa tục lệ truyền thống để cầu an.
UBND tỉnh Nam Định cũng chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện nghiêm qui định của Bộ VH, TT&DL và của tỉnh để không phát một trường hợp ngoại lệ nào ngoài 11 ấn làm lễ. Nếu người dân vẫn cứ đến để dự lễ vào giờ Tý như mọi năm sẽ được mời ra khỏi khuôn viên đền, để đảm bảo không gian linh thiêng của buổi lễ. Năm nay, việc kinh doanh vàng hương, hoa quả cũng bị đưa ra khỏi khu vực.
BTC kiên quyết chỉ phát lộc ấn cho nhân dân và du khách thập phương bắt đầu từ 7h sáng ngày rằm và kéo dài đến hết tháng Giêng. Ông Phùng Văn Đồng cũng cho biết: Năm nay, BTC vẫn tổ chức 5 điểm phát ấn như mọi khi ở trong khu vực đền, nhưng sẽ không làm lồng sắt như năm trước, cũng không thu tiền phát ấn, còn việc bà con công đức là tùy tâm.
Để kéo giãn lượng người đến dự lễ hội, tránh xảy ra chen lấn, xô đẩy, trong 3 ngày lễ hội, BTC sẽ triển khai nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian truyền thống như múa rồng, lân, hát chèo, hát văn, đấu cờ, võ…  
Ông Khúc Mạnh Kiên, Phó Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Nam Định cho biết: Lễ hội đền Trần năm nay không tổ chức khai mạc như mấy năm qua, nhưng tỉnh tổ chức lễ dâng hương vào sáng 14 tháng Giêng, để hoạt động có tính Nhà nước tách ra khỏi lễ hội, trả lại lễ hội thực sự của cộng đồng. BTC cam kết sẽ đảm bảo phát ấn với số lượng đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân.
Để chuẩn bị cho lễ hội được an toàn, lành mạnh, UBND TP Nam Định cũng đã xây dựng phương án đảm bảo trật tự an ninh, ATGT, y tế, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ. Công an TP Nam Định đã hoàn tất kế hoạch đảm bảo về ANTT, phân luồng giao thông.
Năm nay, do phát ấn vào ban ngày, với số lượng không hạn chế nên BTC lễ hội dự báo công tác an ninh sẽ không phức tạp như mọi năm. Vì thế, số lượng người tham gia gìn giữ an ninh không tăng so với năm trước. BTC lễ hội đã nâng cấp 2 điểm trông giữ xe được tỉnh giao để đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt hơn và mỗi bãi đỗ được khoảng 1.000 xe ôtô. BTC giao việc trông giữ xe không theo đấu thầu mà với quan điểm giải quyết việc làm, nhưng các điểm giữ xe phải cam kết thực hiện 3 nội dung: Thu đúng giá qui định của tỉnh; sử dụng vé do ngành Thuế phát hành và niêm yết công khai giá vé. Để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định, TP Nam Định sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để phát hiện và xử lý vi phạm.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo địa phương vào ngày 15-1 về công tác tổ chức lễ khai ấn và phát ấn đền Trần, Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái yêu cầu địa phương kiên quyết tổ chức lễ khai ấn đền Trần theo đúng phong tục tập quán xưa, đồng thời, BTC lễ hội bố trí hòm công đức ở các vị trí để người dân tuỳ tâm đóng góp mà không thu tiền khi phát ấn. Theo chỉ đạo của Bộ VH, TT&DL, trong tháng 1-2012, tỉnh Nam Định sẽ tổ chức chiến dịch truyền thông để người dân nhận thấy giá trị thực của lá ấn: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ấn đền Trần không mang ý nghĩa thăng quan tiến chức, mà chỉ là tục lệ truyền thống để cầu an. Với việc giải thích về giá trị ảo của lá ấn mà lâu nay người ta khoác lên, sự vào cuộc của truyền thông sẽ có ý nghĩa quan trọng để lễ hội trở lại giá trị truyền thống

 

Related Articles

Leave a Comment