Vài năm trước, tại TP. HCM đã có một cuộc Triển lãm với cái tên khá hấp dẫn “Sài Gòn qua bưu ảnh xưa”.
Triển lãm được tập hợp từ 100 ảnh và bưu ảnh tiêu biểu về Sài Gòn, tập trung vào các lĩnh vực: văn hoá , kiến trúc, kinh tế… và các sinh hoạt đời thường. Những ảnh và bưu ảnh này được tuyển chọn từ khoảng 500 bưu ảnh được tìm thấy trong bộ sưu tập của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (nay thuộc Thư viện thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam), trong các phông của cơ quan lưu trữ Trung ương, các sách báo, tạp chí xuất bản đầu thế kỷ XX và của các nhà sưu tập tư nhân trên toàn quốc. Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng bằng sự độc đáo và lôi cuốn của mình, Triển lãm đã thu hút được khá nhiều khách ở cả trong và ngoài nước tới tham quan.
Theo Tạp chí “Xưa và nay”, phải đến năm 1900, những bưu ảnh đầu tiên mới có mặt tại Việt Nam. Tại Sài Gòn, bà Wirth là một trong những người đầu tiên phát hành những bưu ảnh về Sài Gòn tại cửa hàng “Au gagne petit” (Thu nhập con cò), nhưng tiếc là những bức ảnh này không có chú thích nên ngày nay khó xác định được chụp ở đâu. Năm 1906, tại cuộc triển lãm thuộc địa ở Marseille, nhiều bộ bưu ảnh về Nam kỳ (Sài Gòn) đã được trưng bày và sau đó được bày bán ở đường Catinat (Đồng Khởi ngày nay). Những bức ảnh nhỏ, đen trắng, cổ xưa và tuy vô tri, vô giác ấy nhưng lại nói lên rất nhiều điều. Qua nó, cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của thành phố Sài Gòn, từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” thời thuộc Pháp (cuối thế kỷ XIX, đầu XX) đã được tái hiện từ nhiều góc độ.
Mầu đen và màu trắng của các tấm ảnh cũng thể hiện hai mặt của nhịp sống Sài Gòn hoa lệ thời đó. Bên cạnh những toà nhà cao, kiến trúc đẹp của các ngân hàng, nhà hát, khách sạn, công sở, cà fê… cùng lối sống xa hoa của những người ngoại quốc, giới thượng lưu bản xứ… là cảnh khốn khó của tầng lớp thị dân, những người “buôn thúng, bán mẹt” để kiếm sống. Đó là cảnh bà mẹ chạy chợ gồng gánh theo đứa con bé tí trên đôi quang; cảnh anh bán hủ tiếu dạo; những người dân sống chui rúc trong những căn nhà nhỏ bên sông Sài Gòn; là anh xe lôi gò lưng kéo xe… Những bưu ảnh với những con tem bưu chính còn in rõ thời gian, địa chỉ cùng những dòng bút tích bằng tiếng Pháp mà người gửi của cách nay hàng 50-60 năm đã viết, người dân của TP. HCM hôm nay vẫn có thể nhận ra dáng nét của những công trình kiến trúc nổi tiếng của Sài Gòn – những “nhân chứng sống” của một thời để nhớ. Sài Gòn – Gia Định của cư dân người Việt, người Hoa Chợ Lớn, người Java (Ấn Độ) thời ấy đã có thêm những “ông Tây, bà Đầm” mũi lõ đến từ phương Tây xa xôi. Và không chỉ có xích lô, xe tay, Sài Gòn đã thêm phần nhộn nhịp bằng sự có mặt của xe ngựa, tắc xi, tàu hoả, tàu thuỷ…
Nhiều bức ảnh cho thấy, Sài Gòn nay vẫn bảo lưu nhiều những nét “xưa”. Đó là các công trình kiến trúc cổ: Nhà hát lớn Thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng, Khách sạn Majestic, Đường Catinat (Đường Đồng Khởi), Chợ Lớn, đình, chùa… Nhưng, cũng chính ở Sài Gòn, bàn tay con người đã làm quá thay đổi, không còn dấu tích của nhiều công trình kiến trúc hoành tráng xưa: Đại lộ Charner (Đường Nguyễn Huệ), Đường Bangkok (Đường Mạc Đĩnh Chi), tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho… Không gian của Sài Gòn xưa, khi những công trình kiến trúc theo kiểu phương Tây mới du nhập còn khá thoáng đãng, thưa thớt người và tàu xe, chẳng giống với Sài Gòn nay với những toà nhà lô nhô cao thấp của đủ mọi kiểu kiến trúc cùng những con phố suốt ngày tấp nập, ồn ào và liên tục “kẹt” xe.
Một điều đập vào mắt tôi ngay từ phút đầu tiên bước chân vào Triển lãm, đó là trong số khá đông khách tham quan (mặc dù Triển lãm được trưng bày trong một căn nhà nhỏ ở đường Đề Thám, Quận 1 – được mệnh dang là phố “Tây Ba lô”), có rất nhiều người đã đứng tuổi. Các cụ ông, cụ bà kéo đến xem triển lãm bằng mọi phương tiện. Một cụ ông chở một cụ bà đến Triển lãm trên chiếc xe gắn máy đã thu hút sự chú ý của tôi. Nhìn họ chăm chú đến quên hết mọi người xung quanh, dán mắt vào những bức ảnh và tâm hồn như bay bổng, đang sống lại thời trai trẻ, tôi lân la đến hỏi thăm. Qua câu chuyện vội vàng, gián đoạn, tôi được biết họ là những người Sài Gòn “chính hiệu”, đã có thời gian sống khá lâu ở nước ngoài mới trở về.
Cụ bộc bạch, chưa bao giờ được xem một bộ sưu tập nhiều ảnh tư liệu quý như thế về Sài Gòn. Nhìn những tấm ảnh, quá khứ xưa như sống lại; những kỷ niệm thời ấu thơ cứ dồn dập hiện về, cả những con phố, bạn bè, người thân và…mối tình đầu ngây thơ, trong trắng của chàng học sinh Petrus Ký với cô nữ sinh trường Marie Curie. Chính những kỷ niêm ấy khiến cụ và những người có cùng hoàn cảnh dù cách xa vạn dặm vẫn luôn hướng về quê hương, nơi ta gọi là “nhà mình”. Những bức ảnh cũ đã ngả màu ấy lại có sức mạnh làm sống lại cãi “cõi riêng” ẩn sâu trong tâm khảm mỗi con người. Mỗi người có thể nhìn nhận, đánh giá sự kiện lịch sử bằng con mắt riêng của mình. Còn với thế hệ chúng tôi, những người sinh ra sau hoà bình, những bức ảnh xưa giúp hiểu biết thêm nhiều điều về quá khứ, để suy ngẫm về những việc phải làm trong tương lai, giúp chúng tôi xích dần hơn với thế giới.
Kim Ngân
“Sai Gon in Antique Postcards”
By Kim Ngan
An interesting exhibition to celebrate the anniversary of Sai Gon’s 32nd Independence Day has been organized. The exhibition named “ Saigon in Antique Postcards” displays 100 photos and postcards which illustrates the architecture, culture, commerce and daily lifestyles of old Saigon. This collection of 500 images has been assembled from various sources throughout the country, including as the collection of the Ecol Francaise d’ Extreme-Orient (now in the stewardship of the Library of the Vietnamese Institute of Information for Social Sciences), the National Archive vaults, from books and periodicals published in the early 20th century, and through contributions by private collectors. Despite its short run, the exhibition still attracted many Vietnamese and foreigners due to its unique content.
According to “Xua va nay”(The old-time and today) magazine, the first postcards did not appear in Vietnam until 1900. In Saigon, Mrs. With is one of the first people who published postcards about Saigon at the “Au Gagne Petit” shop. But the cards lacked captions so it is difficult to verify where it was taken. In 1906, many set of Saigon postcards were shown at the colonial exhibition in Marseille and then sold on Catinat road (now known as Dong Khoi Street). These small black and white post cards have a lot to say. Over those, the multicolor life of Saigon, which used to be called “The Pearl of the Far East” under the French, was captured from different angles.
They also represent two faces of Saigon. Beside high buildings, beautiful architectural designs of the banks, opera house, hotels, offices, coffee shops… , a luxurious life for foreigners and the upper classes, you would see the other side of the coin, poor people selling small items on the street just to survive. You would see the images of a mother who carried her little baby in bamboo basket one side and something to sell on the other end of the pole over her shoulder as she walked quickly to the market, a look of tofu seller, people barely surviving in tiny houses on the Saigon riverside or a man who bent his back to pull the pedicab.
Still postage-stamps stuck on those postcards written by French tell the time and address of the senders 50 to 60 years ago. It help the people of Ho Chi Minh today recognize famous architectural work of Saigon – “ life witness” of the old memory.
Sai Gon – Gia Dinh was not a home of Vietnamese, Cho Lon Chinese, Java (Indian) but also male and female foreigners who came from the West. Saigon was not crowded by delivery tricycles, pedicab, it was also by horse-drawn, taxi, train, ship.
Many postcards show that Saigon now still maintains “the old”. They are old architectonic works such as : the city big theatre, Duc Ba church, Ben Thanh market, Nha Rong harbor, Majestic hotel, Catinet road (Dong Khoi), Cho Lon, temples, pogoda … But man has changed Saigon a lot. You would not see many of old monumental project as Charner boulevard (Nguyen Hue), Bangkok road (Mac Dinh Chi), Saigon – My Tho train road…. The old Saigon space with Western style was large and quiet. It much different with nowadays is high and low buildings in many stylish, busy and noisy streets, jammed with traffic at all hours.
My first impression is the exhibition was set up in a small house on De Tham – the street of “Tay ba lo” (western backpacker) but still attracted many visitors including middle-aged people. Older men and ladies flocked to the exhibition by every kind of vehicle. One old man who took his lady here by motorcycle made me curious. They paid so much attention to postcards that they were oblivious to everything else around them. I tried for quick talk and found that they were “real” Saigonese and just came back after a long time living overseas. The old man said he had never seen such valuable postcards about Saigon. They reminded him of his childhood, the old streets, friendships, people in the family… and even the naïve teen love between schoolboy Petrus Ky and Marie Curie schoolgirl. Such memories made him, and those who had similar circumstances, always think of their fatherland while far away. The old, faded postcards stirred the depths of their hearts.
Everyone may have their own historical knowledge and opinion . Our generation, who were born after independence day, are able to learn and understand a lot about the past through those old postcards. It helps us to contemplate about what should we do for the future and help us to be closer with people of the world.